Ly hợp là gì? Phân loại và nguyên lý làm việc bộ ly hợp?

Ly hợp là bộ phận quan trọng trong ô tô, máy công nghiệp, máy cơ khí thông qua nguyên lý hoạt động của ly hợp mà việc chuyển số diễn ra êm và chính xác. Ly hợp chính là một cơ cấu được sử dụng có công dụng dùng để nối và tách riêng biệt hai trục quay với nhau. Trong bộ ly hợp, 1 trục được dẫn động bởi động cơ hoặc puly và trục còn lại sẽ được thiết bị khác dẫn động. Điều này thể hiện rõ nhất trong chiếc khoan điện, nếu quan sát kỹ bạn sẽ thấy một trục phía trong sẽ được dẫn động bởi 1 ngoàm, trục còn lại thì được dẫn động bằng động cơ điện.

 

Ly hợp là gì?

Ly hợp còn được gọi là côn, nồi hay nồi embrayage, còn gọi là clutch là một trong những bộ phận chủ yếu của ôtô máy kéo.

Ly hợp nối trục khuỷu của động cơ (cốt tải của máy) với hệ thống truyền động nhằm truyền moment một cách êm dịu và cắt truyền động đến hệ thống truyền lực được nhanh, dứt khoát trong những trường hợp cần thiết. Thông thường, ly hợp và bánh đà của động cơ được cấu tạo thành một khối có dạng giống hình khối trụ hoặc khối nón. Vì thế mà nhiều người thường hay bị nhầm lẫn giữa hai khái niệm ly hợp và bánh đà.

Chú ý quan trọng: Ly hợp là bộ phận trung gian thường nằm giữa động cơ và hộp số của động cơ

Nhiệm vụ của bộ ly hợp:
– Tách dứt khoát động cơ ra khỏi hệ thống truyền lực khi cần sang số hoặc lúc khởi động.

– Nối êm dịu trục khuỷu động cơ với trục hộp số khi xe bắt đầu chuyển động

Phân loại ly hợp

Có nhiều loại ly hợp, tuỳ theo cách phân loại chúng ta sẽ có những loại ly hợp khác nhau.

Ly hợp phân theo cấu tạo

  1. Chi tiết cấu tạo ly hợp trên ô tô

  2. Chi tiết cấu tạo ly hợp máy cơ khí

    Cấu tạo cắt ngang của một li hợp sử dụng đĩa ma sát

    Cấu tạo cắt ngang của một li hợp sử dụng đĩa ma sát

    Cấu tạo đơn giản của ly hợp sử dụng đĩa ma sát

    Cấu tạo đơn giản của li hợp sử dụng đĩa ma sát

Ly hợp phân theo cách điều khiển

Điều khiển do người lái xe: dùng tay côn (giống như bóp phanh ở xe đạp) hay chân côn (bàn đạp) để điều khiển (bóp tay côn hay đạp chân côn để ngắt ly hợp, nhả tay côn hay chân côn để đóng ly hợp); chịu được tải lớn và có thể điều khiển bắt buộc việc đóng – ngắt ly hợp theo ý muốn, tuy nhiên việc phải chủ động ngắt ly hợp khi khởi động động cơ hay sang số bị coi là phiền phức đối với một số người sử dụng (họ cho rằng đây là khuyết điểm của loại ly hợp này); thường được dùng ở xe chuyên chở, xe thể thao,… như một số loại xe máy (Honda Cub 67,…), nhiều loại xe hơi (dùng hộp số thủ công), các loại xe motor, xe tải,…

Điều khiển tự động: tự động đóng côn khi trục sơ cấp của ly hợp đạt đến một tốc độ quay nhất định nào đó (nói nôm na là ta có thể điều khiển một cách gián tiếp thông qua việc vặn ga); chịu tải thấp nhưng thuận tiện trong việc khởi động động cơ hay sang số; thường được dùng ở xe có tải trọng thấp, xe dành cho người mới tập lái như một số loại xe máy (Honda Cub 50,…), một số loại xe hơi (dùng hộp số tự động),…

 

Ly hợp phân theo cách truyền moment xoắn (moment quay) từ trục khuỷu của động cơ đến hệ thống truyền lực như:

Ly hợp ma sát, ly hợp thuỷ lực, ly hợp nam châm điện và ly hợp liên hợp.

Đĩa ma sát của ly hợp sử dụng đĩa ma sát

Đĩa ma sát của ly hợp sử dụng đĩa ma sát

Ly hợp phân theo số lượng ly hợp (đối với hệ thống truyền lực trên xe)

Ly hợp đơn: thường được đặt trước hộp số, tức là đặt giữa động cơ và hộp số để nhận moment từ trục khuỷu của động cơ tại bánh đà và truyền moment cho trục sơ cấp của hộp số.

Ly hợp kép: giúp hộp số ăn khớp mượt hơn và truyền được moment lớn hơn.

 

Nguyên lý hoạt động của ly hợp

Ly hợp chính là một cơ cấu được sử dụng có công dụng dùng để nối và tách riêng biệt hai trục quay với nhau. Trong bộ ly hợp, 1 trục được dẫn động bởi động cơ hoặc puly và trục còn lại sẽ được thiết bị khác dẫn động. Điều này thể hiện rõ nhất trong chiếc khoan điện, nếu quan sát kỹ bạn sẽ thấy một trục phía trong sẽ được dẫn động bởi 1 ngoàm, trục còn lại thì được dẫn động bằng động cơ điện.
Trong máy đan lưới b40 hay còn gọi là máy dệt lưới b40 cũng hoạt động tương tự.

Ly hợp sẽ đóng vai trò là nối các trục lại với nhau để nó có thể hoạt động với cùng tốc độ hoặc tách riêng biệt và quay với tốc độ khác nhau.

Tương tự với một chiếc xe hơi cũng sẽ cần một ly hợp nguyên nhân là do khi nổ máy thì trục của động cơ sẽ luôn quay không ngừng, nhưng bán xe thì không chắc như vật. Nếu muốn xe dừng lại trong khi vẫn nổ máy bắt buộc cần ngắt truyền động tới các bánh xe.

Lúc này, Ly hợp đóng vai trò kết nối trục ra của động cơ cùng với trục vào hộp số thông qua việc ăn khớp giữa chúng. Muốn nắm rõ được nguyên lý hoạt động của ly hợp thì bạn bắt buộc phải nắm được những kiến thức có liên quan tới ma sát.

Nếu thực hiện nhấn đạp côn, lúc này piston thuỷ lực hoặc cần liên hợp sẽ gây ra một tác động tới cần bẩy lực khá lớn, đồng thời thực này sẽ được dẫn tới vòng bi chặn trong ly hợp (Ký hiệu là T), khiến lò xo trung tâm co lại cực đại.

Bởi do có cơ khí dẫn động nên đĩa ma sát sẽ thoát ra ngoài đĩa ép lẫn bánh đà, nên trục sơ cấp được giải phóng hoàn toàn.

Ly hợp còn đóng vai trò là vật ma sát ngay tại bề mặt bị mòn đi. Nó có vai trò gần như là má phanh xe nên chắc chắn sẽ bị bào mòn sau một thời gian sử dụng. Nếu bào mòn ở một cấp độ nhất định thì ly hợp sẽ bị trượt và mức độ nặng nhất là không thể truyền được mô men xoắn nào.

Và theo quan sát và kinh nghiệm về nguyên lý hoạt động của ly hợp thì ly hợp sẽ chỉ bị bào mòn nếu các đĩa ma sát và bánh đà quay không cùng một tốc độ. Bởi khi chúng khóa lại thì vật liệu ma sát thường ép chặt ở vị trí bánh đà, quay cùng tốc độ. Hiện tượng mòn chỉ diễn ra khi đĩa ma sát trượt so với bánh đà.

Muốn xe dừng lại ngay cả khi động cơ nổ máy thì chắc chắn sẽ phải có bộ ly hợp để có thể thực hiện ngắt truyền động từ những động cơ tới bánh xe hơi.

Trong khi động cơ xe hơi hoạt động, các bánh đà sẽ chuyển động quay, lúc này đĩa ma sát sẽ bị ép chặt lên bánh đà nhờ địa ép. Lúc này dưới tác động của lực ma sát những chi tiết trên sẽ được tạo thành một khối đồng nhất để quay theo bánh đà.

Nếu muốn tách ly hợp thì sẽ phải dùng đạp pédale thông qua việc sử dụng đòn bẩy và khớp nối để bạc mở bị đẩy đồng thời kéo đĩa ép cho các mặt hở ra, tách riêng nhau.

Hiện nay có nhiều loại ly hợp khác nhau, tuy nhiên tùy theo từng mục đích sử dụng mà chúng sẽ được chia thành các loại riêng biệt.

Trên đây là những thông tin cần thiết về ly hợp, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của ly hợp. Mong rằng bạn có thể nâng cao thêm nhận thức của mình về vấn đề này bởi bài viết. Ngoài ra, muốn tìm kiếm nhiều thông tin khác có liên quan bạn có thể theo dõi chuyên trang Dongco sẽ có các bài viết chi tiết chuyên sâu khác