1. Cầu trục là gì?
Cầu trục là thiết bị nâng hạ làm việc trên cao giống như 1 chiếc cầu vắt ngang qua nhà xưởng, cầu trục có kết cấu bằng thép hình I,U dầm hộp hoặc dàn, trên đó đặt xe con có cơ cấu nâng (Các loại palang điện). Dầm cầu có thể chạy trên các đường ray đặt trên cao dọc theo nhà xưởng (gọi là xe lớn cầu trục), còn xe con gắn liền với palang có thể hoạt động dọc theo dầm cầu trục.
Cầu trục được sử dụng để cơ giới hóa việc bốc dỡ và vận chuyển các sản phẩm hàng hóa … trong các nhà xưởng, nhà kho nhằm hợp lý hóa các thao tác vận chuyển tải trọng, thay thế sức lao động của con người, nâng cao năng suất lao động trong các dây chuyền sản xuất.
2. Cấu tạo của cầu trục trong nhà
Đặc điểm chung của toàn bộ cơ cấu trong cầu trục bao gồm các phần chính sau:
– Kết cấu thép dầm chính cầu trục
– Cơ cấu di chuyển cầu trục còn gọi là xe lớn cầu trục hay dầm biên cầu trục
– Cơ cấu di chuyển xe con (là cơ cấu dùng để di chuyển palang điện dọc theo dầm chính cầu trục)
– Hệ thống đường cấp điện và hệ thống điện điều khiển cho cầu trục và palang
– Tay bấm điều khiển hoặc Cabin có lắp các thiết bị điều khiển cầu trục
– Ray di chuyển cho cầu trục (thường sử dụng loại ray P hoặc ray vuông cắt ra từ tôn tấm)
3. Phân loại cầu trục:
Cầu trục được phân ra thành các loại sau:
– Cầu trục dầm đơn: Cầu trục dầm đơn hay còn gọi là cầu trục 1 dầm là cầu trục phổ biến nhất có dải tải trọng làm việc từ 0,5 tấn đến 20 tấn khẩu độ từ 3m đến 20m hoặc có thể lớn hơn.
– Cầu trục dầm đôi: Cầu trục dầm đôi hay còn gọi là cầu trục 2 dầm. Cầu trục dầm đôi có nhiều ưu điểm hơn so với cầu trục dầm đơn: Có kết cấu vững chắc hơn ít bị rung lắc trong quá trình vận hành, tải trọng của cầu trục dầm dôi có thể lên đến hàng trăm tấn hoặc đến 1000 tấn (đối với các nhà máy thủy điện hoặc nhà máy đóng tàu) Khẩu độ cầu trục lớn hơn so với cầu trục dàm đơn; Chiều cao nâng của thiết bị không bị hạn chế.
– Cầu trục dầm treo: Cầu trục dầm treo thường là cầu trục dầm đơn nhưng có kết cấu xe lớn cầu trục là kiểu treo trên dầm dọc I. Tải trọng của cầu trục dầm treo thường nhỏ từ 0,5T đến 10 Tấn, phù hợp đối với kết cấu mái bằng bêtông hoặc không có cột đỡ.
4. Các loại tay điều khiển cẩu trục phổ biến:
Tay điều khiển cẩu trục oại có dây:
Ưu điểm: giá thành rẻ, lắp đặt dễ dàng,
Nhược điểm:
Vận hành khó (phải di chuyển cùng với cẩu),
Độ an toàn không cao,
Dễ gây cháy nổ,
Khoảng cách hoạt động giới hạn
Nhanh hỏng
Tay điều khiển cẩu trục loại không dây:
Ưu điểm:
Sử dụng không dây nên có độ an toàn cao khi vận hành
Khoảng các di chuyển đạt tới 100m
Bảo mật cao (không ảnh hưởng khi sử dụng nhiều cẩu cùng lúc)
Độ bền cao, an toàn cháy nổ.
Vận hành dễ dàng
Thay thế tay phát đơn giản, tiết kiệm chi phí
cấu tạo cầu trục
cầu trục là gì
cẩu truc
cầu trục dầm đơn
các loại cẩu trụcNguồn: https://codientudong.com/cau-truc-la-gi-phan-loai-cau-truc-tay-dieu-khien-cau-truc.html